Để tăng cường thêm sự hiểu biết các kiến thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm, một số bệnh lây qua thực phẩm; một số dịch bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiêu hóa, hay các bênh gây ra do muỗi đốt và hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12 hàng năm, ngày 10/12/2018, trường Tiểu học Đức Giang đã tổ chức sân chơi “Tìm hiểu kiến thức phòng chống dịch bệnh và phòng chống HIV/AIDS” dành cho học sinh toàn trường.
Đến với sân chơi, học sinh toàn trường được tìm hiểu về kiến thức phòng chống dịch bệnh qua các câu hỏi và phần giải thích của cô nhân viên y tế như sau:
CÂU HỎI VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Biện pháp nào sau đây được sử dụng để diệt các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường có trong thực phẩm ?
a. Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi ít nhất 3 phút)
b. Sử dụng nhiệt độ thấp (từ 0 đến 5 độ C)
Đáp án: a
=> Vì vậy chúng ta cần nấu chín kĩ thực phẩm trước khi ăn để có thể tiêu diệt hết các loại vi khuẩn.
2. Nhãn thực phẩm bao gói sẵn gồm có các nội dung nào?
a. Tên sản phẩm
b. Định lượng sản phẩm
c. Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản
d. Số Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP
e. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm thực phẩm
f. Tất cả các trường hợp trên
Đáp án: f
=> Những thực phẩm không có bao bì hoặc có mà không có nhẵn mác, hạn sử dụng rõ ràng thì chúng ta tuyệt đối không nên sử dụng
3. Chúng ta cần phải làm gì trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn?
a. Trực tiếp chế biến hoặc ăn luôn
b. Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến hoặc trước khi ăn.
Đáp án: b
=> Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
CÂU HỎI VỀ HIV/AIDS
Để hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12 hàng năm, thì chúng ta cùng đến với 2 câu hỏi để tìm hiểu thêm về căn bệnh thế kỉ này nhé.
4. Ai là người dễ bị nhiễm HIV nhất?
a. Những người có quan hệ tình dục bừa bãi.
b. Những người tiêm chích ma túy
c. Những ngừơi bị truyền máu đã nhiễm HIV
d. Tất cả mọi người
Đáp án: d
5. Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
a. Đường tình dục.
b. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…).
c. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
Đáp án: b
=> HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống chung,.. do đó khi người nhiễm HIV bị ốm vẫn có thể chăm sóc tại nhà mà không sợ lây cho người khác nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế.
- HIV chỉ lây truyền khi khu vực da, niêm mạc bị tổn thương có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người nhiễm HIV.
- Nếu tay, chân người nhiễm bị xây xát, khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nên đi găng tay để phòng lây nhiễm HIV.
CÂU HỎI VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
6. Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua đường nào?
a. Do muỗi vằn đốt người bệnh sau đó truyền cho người lành
b. Bệnh lây truyền qua chơi chung đồ chơi, ngồi cùng bàn học
c. Bệnh lây truyền do uống nước lã
d. Bệnh lây truyền do không rửa tay với xà phòng
Đáp án: a
=> Muỗi vằn là loại muỗi đen nhỏ, có đốm trắng ở thân và đốt chân, sống chủ yếu trong nhà, thích hút máu người vào ban ngày, thường đẻ trứng nơi nước sạch: bể nước ăn, chum, vại, bể cây cảnh trồng trong nước. Muỗi vằn rất nguy hiểm vì nó truyền bệnh qua hút máu từ người bệnh truyền sang cho người lành.
7. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
a. Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đúng lịch
b. Thường xuyên loại bỏ các phế thải, thả cá diệt loăng quăng/bọ gậy
c. Không ăn uống chung với người bị bệnh sốt xuất huyết
Đáp án: b
=> Để phòng bệnh SXH chúng ta cần thả cá vào bể, chum, vại, giếng, chậu cảnh để diệt bọ gậy, muỗi vằn; lật úp các chum, vại, đồ chứa nước không dùng đến; VS nhà cửa, trường lớp sạch sẽ và thường xuyên, thu gom phế thải, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng (sân trường, đường phố, …).Ngoài ra:
- Nằm ngủ màn kể cả ngủ vào ban ngày.
- Phun hóa chất định kì, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện để diệt muỗi.
8. Các biểu hiện khi trẻ bị tay chân miệng
a. Sốt cao, đau họng, có vết loét đỏ hay nốt phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
b. Sốt nhẹ, phát ban, nổi hạch sau tai và cổ.
c. Sốt cao, đau người, có nốt xuất huyết ở da
Đáp án: a
9. Cách phòng bệnh tay chân miệng
a. Tiêm đủ vắc xin phòng bệnh
b. Thường xuyên ngủ màn phòng muỗi đốt
c. Ăn uống sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa, trường lớp và thường xuyên rửa tay với xà phòng
Đáp án: c
=> Giảm thiểu mầm vi khuẩn gây bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh nhà cửa và cá nhân với các sản phẩm có chức năng diệt khuẩn (Cloramin B, xà phòng, các chất tẩy rửa thông thường). Thường xuyên lau sạch các bề mặt dụng cụ mà trẻ tiếp xúc hàng ngày: đồ chơi, dụng cụ học tập,…
- Thực hiện rủa tay bằng xà phòng diệt khuẩn vào các thời điểm quan trọng: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi, sau khi cầm nắm đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa), sau khi chơi với các con vật ( chó, mèo)
10. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ?
a. Do virut
b. Do vi khuẩn
c. Do muỗi
Đáp án: a
=>Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, là bệnh gặp phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết giao mùa. Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh
CÂU HỎI DỰ PHÒNG
11. Bệnh thủy đậu có những triệu chứng gì?
a. Sốt nhẹ từ một đến 2 ngày,
b. Mệt mỏi toàn thân.
c. Phát ban: ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở rồi đóng vảy. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
d. Tất cả các đáp án trên
12. Nguyên nhân gây bệnh ho gà
a. Do virut
b. Do vi khuẩn
c. Do ăn uống vệ sinh không sạch sẽ
Đáp án : a
=>Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp và do vi khuẩn gây nên
13. Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chúng ta cần bổ sung loại vitamin gì?
a. Vitamin A
b. Vitamin B
c. Vitamin C
Đáp án: c
=>Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, Vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ Vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm trong các loại rau củ quả: Cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh
14. Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào?
a. Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm
b.Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh
c.Từ nguyên liệu bị ô nhiễm
d.Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh
e. Cả 4 trường hợp trên
Đáp án: e
=> Chúng ta cần che đậy thức ăn cẩn thận khi không sử dụng; vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến, nên dùng riêng dụng cụ đựng thức ăn chin và dụng cụ đựng thức ăn sống (thớt, dao); nên ăn ngay sau khi nấu chín.
Sau đây là một số hình ảnh học sinh tham gia thi:
Hình ảnh: Những bạn HS xuất sắc cuối cùng đã giành chiến thắng
Các bạn học sinh rất hào hứng tham gia sân chơi. Qua hoạt động này, học sinh đã trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích về phòng chống các dịch bệnh cho bản thân và gia đình.