Đến ngày 19/02/2019, tại Việt Nam đã phát hiện 08 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình phải tiêu hủy 257 con lợn. Đến ngày 10/03/2019 bệnh Dịch tả lợn châu phi đã lây lan đến 5 xã / 5quận huyện tại địa bàn Hà Nội (Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm, Sóc Sơn).
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra.
Đến nay bệnh không có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường tồn tại trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này. Tồn tại trong thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn (xúc xích, giăm bông, salami …). Sống trong máu đã phân hủy được 15 tuần.
Bệnh tích:
Xuất huyết nhiều ở các hạch Lym phô ở dạ dày, gan và thận. Thận xuất huyết điểm, lá lách to nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân xuất huyết, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bang quanvaf bề mặt các cơ quan bên trong, phù nề cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng. Đối với thể mãn tính; có thể gặp sơ cứng phổi hoặc các ổ hoại tử hạc, hạch phổi sưng, viêm dính màng phổi.
Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn.
Bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, tỷ lệ ốm, chết cao, lên đến 100%. Bệnh truyền qua ve mềm, là côn trùng có phổ biến trong tự nhiên, môi trường chăn nuôi. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.
Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi có triệu chứng và các thể bệnh khác nhau do đó, việc chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn châu Phi.
Các biện pháp phòng bệnh chính là:
1. Thực hiện nghiêm kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận về hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở sơ chế, chế biến, kho bảo quản, hộ kinh doanh thịt lợn trên địa bàn.
3. Tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất trên địa bàn theo kế hoạch của Thành phố; Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động; kế hoạch của UBND quận tại các chợ, tụ điểm kinh doanh thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, khu vực gom rác thải khu dân cư,… trên địa bàn.
4. Các hộ kinh doanh thịt lợn trên địa bàn thực hiện không mua bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn tại các vùng có dịch vào địa bàn. Không kinh doanh buôn bán chế biến lợn bệnh. Không vứt bừa bãi thịt lợn bệnh ra môi trường.
5. Người tiêu dùng chỉ mua thịt lợn tại địa điểm kinh doanh thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm tra.
6. Cách chọn thịt lợn: Thịt lợn khỏe mạnh có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, thịt săn chắc không nhũn nhão, đàn hồi tốt không rỉ dịch. Đường cắt thịt hơi rít, mặt thịt khô ráo, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà khi ngửi không có mùi gắt. Thịt ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm của thịt, không có mùi lạ.
Thịt kém chất lượng hoặc thịt lợn bệnh lợn chết có màu đỏ bầm nhũn nhão, độ đàn hồi kém dịch rỉ nhiều. Lớp bì tím bầm, nước luộc thịt đục không có mùi thơm. Có khi còn có mùi hôi hoặc kháng sinh.