1. Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virut gây nên.
Đường lây:
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban.
Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
3. Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào?
Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.
Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.
4. Biến chứng
- Viêm tai giữa gây chảy mủ ở tai - Viêm thanh quản
- Viêm màng não - Viêm cơ tim
- Viêm phổi - Suy dinh dưỡng gây còi cọc lâu dài
- Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi.
5. Điều trị:
- Đối với trẻ bị sởi nhẹ: Điều trị tại nhà, uống thuốc hạ sốt nếu có sốt; uống thuốc giảm ho; uống nhiều nước; ăn thức ăn lỏng nhẹ dễ tiêu.
- Trẻ có biểu hiện nặng: khò khè, khó thở, đau đầu thì cần chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
6. Cách phòng tránh:
- Đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ bệnh hoặc vào khu vực nhiễm bệnh tại bệnh viện.
- Cách ly trẻ bị bệnh sởi với các trẻ khác.
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ. Trẻ đã tiêm sởi vẫn có thể măcứ bệnh sởi nếu không đáp ứng được miễn dịch. Vì vậy cần phải tiêm đủ mũi thứ 2 cho trẻ.
7. Sai lầm nên tránh:
Không nên kiêng nước, gió, chùm kín chăn, kiêng ăn,.. như theo quan niệm dân gian vì:
- Kiêng nước: Trẻ không được vệ sinh cơ thể sạch, sẽ khó chịu, gây nhiễm trùng da
- Chùm kín: Trẻ không thể hạ sốt dẫn đến sốt cao có thể co giật.
- Kiêng ăn: khiến trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ dẫn đến biến chứng nặng về đường tiêu hoá
8. Ai có thể mắc bệnh sởi
- Tất cả những người chưa bị bênh sởi đều có nguy cơ mắc sởi;
- Người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi;
- Trẻ đã được tiêm nhưng chưa đáp ứng miễn dịch.
9. Miễn dịch sởi
- Người đã tiêm vắc xin sởi vẫn có thể mắc bệnh nhưng ở thể nhẹ
- Người đã từng bị sởi hoặc đã có miễn dịch sởi vì được tiêm vắc xin phòng bệnh thì sẽ miễn dịch suốt đời
10. Khuyến cáo
Trong thời điểm hiện nay dịch bệnh sởi đang bùng phát trên 61 tỉnh, thành phố, nguy cơ bệnh vẫn ở mức cao, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ:
- Chủ động đưa con em từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.