1. Ngộ độc thực phẩm triệu chứng và cách phòng tránh
* Triệu chứng: Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc khoảng 4- 6 giờ, có thể sau 1 ngày bao gồm:
+ Đau bụng quằn quại, dữ dội, đầy bụng. Nôn, buồn nôn, ỉa lỏng nhiều lần trong ngày và phân có nhiều nước. Đây là triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất.
+ Có thể sốt hoặc không, huyết áp tụt; có thể đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
* Cách phòng chống:
Những điều không nên:
+ Ăn các thức ăn ôi thiu; không tự ý mua quà vặt hay sử dung các đồ ăn thức uống ngoài cổng trường mà trên vỏ không rõ nguồn gốc nơi sản xuất hoặc đã quá hạn sử dụng; không ăn các loại gan, da, trứng cóc, cá nóc.
Những điều nên:
+ Uống nước đã được đun sôi; ăn thức ăn mới được chế biến và thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh cần phải đun lại trước khi ăn; chỉ ăn các loại rau, củ, quả đã được rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút; thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
2. Xử trí chảy máu mũi
Chảy máu mũi là trường hợp xuất huyết cấp tính các mao mạch ở niêm mạc mũi do thời tiết lạnh, hanh khô; thói quen ngoáy mũi hoặc do va chạm dẫn đến chảy máu. Khi đó chúng ta cần phải:
- Ngồi xuống, đầu cúi về phía trước, không được nằm hoặc ngửa đầu ra sau vì khi đó máu sẽ chảy ngược vào trong không kiểm soát được.
- Bóp chặt 2 cánh mũi khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi ngừng chảy máu (khi bóp cần há miệng để thở bằng miệng) và dặn HS tuyệt đối không được xì mũi ít nhất trong vòng 1 tiếng.
3. Cách phòng tránh tai nạn thương tích do ngã
Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em. Ngã để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài, nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng về cả thể chất và tinh thần của trẻ.
Từ đầu năm học, trong trường chúng ta đã có một số trường hợp các bạn HS do chơi đùa, chạy nhảy bất cẩn không để ý đẫn đến ngã và để lại một số hậu quả như: gãy tay (phải bó bột), rách trán, rách cằm (phải khâu), một số trường hợp chầy xước chân, tay,…điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và học tập của các bạn: đau, đi lại khó khăn, nghỉ học dài ngày, không viết bài được (do tay bị gãy là tay P)
Đối với các em HS chúng ta cần:
+ Tránh chơi các trò chơi nguy hiểm: chạy, đuổi nhau; trò chơi nhảy ngựa;….
+ Không chơi những nơi dễ trơn trượt vào những ngày mưa; không chạy, đuổi nhau khi lên xuống cầu thang; không chơi đùa leo trèo lên các bồn cây.
+ Các em nên tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: đọc báo, chuyện tranh; chơi cờ vua, cờ tướng, ô ăn quan,….tại lớp của mình vào các giờ ra chơi.