Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng, cùng với thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút phát triển.
Thực hiện công văn số 1763/UBND - YT ngày 31/8/2023 của UBND quận Long Biên về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch đau mắt đỏ, Thủy đậu, Tay chân miệng, Sốt xuất huyết.Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 05/01/2024 của UBND quận về phòng, chống dịch bệnh trên người trên địa bàn quận Long Biên năm 2024; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND quận về phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết trên địa bàn quận; các văn bản chỉ đạo của Thành phố và UBND quận về công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Sáng ngày 16/9/2024, đ/c Hà Thị Ánh Tuyến – nhân viên y tế nhà trường đã thực hiện tuyên truyền nội dung phòng bệnh SXH tới toàn thể CBGVNV và HS.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue (Đăng – gơ) gây nên. Bệnh diễn biễn nhanh có khả năng gây thành dịch lớn. Nếu không điều trị kịp thời đúng cách dễ gây tử vong.
* Nguyên nhân gây bệnh
- Do muỗi vằn là loại muỗi đen nhỏ, có đốm trắng ở thân và đốt chân, sống chủ yếu trong nhà, thích hút máu người vào ban ngày mạnh nhất là vào sáng sớm và chập tối, chúng đẻ trứng nơi nước sạch: bể nước ăn, chum, vại, bể cây cảnh trồng trong nước. Muỗi vằn rất nguy hiểm vì nó truyền bệnh qua hút máu từ người bệnh truyền sang cho người lành.
* Triệu chứng bệnh sốt XH
- Sốt cao đột ngột 38o – 40oC, liên tục, kéo dài từ 2 – 7 ngày
- Đau đầu vùng trán nhiều; nhức 2 hốc mắt, nhìn mờ; đau mỏi toàn thân; da khô, nóng đỏ
- Có các dấu hiệu xuất huyết: Xuất hiện các nốt xuất huyết tự nhiên ở dưới da có vảy rát (mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn), khi căng da các nốt xuất huyết không mất đi; có thể xuất huyết ở niêm mạc (chảy máu lợi hoặc chảy máu chân răng). Biểu hiện này xảy ra từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau khi sốt.
4. Các biện pháp phòng bệnh SXH
- Giữ vệ sinh nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, thoáng mát. Không treo vắt nhiều quần áo làm chỗ cho muỗi vằn trú ngụ.
- Thả cá vào bể, chum, vại, giếng, chậu cảnh để diệt bọ gậy, muỗi vằn; lật úp các chum, vại, đồ chứa nước khi không dùng đến; VS nhà cửa, trường lớp sạch sẽ và thường xuyên, thu gom phế thải, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng (sân trường, đường phố, …)
- Nằm ngủ màn kể cả ngủ vào ban ngày.
- Xoa thuốc chống muỗi đốt vào những vùng da để hở.
- Phun hóa chất diệt muỗi định kì tại nhà, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện để diệt muỗi.
- Khi có các biểu hiện của bệnh cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sau buổi tuyên truyền học sinh đã lĩnh hội được nhiều kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh SXH một cách hiệu quả.