!important; Đất trời đã sang xuân. Trong không khí tưng bừng cả nước đón chào năm mới - năm Quý Mão 2023 - có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội. Nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa, lễ hội vui không kể xiết.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Song nhiều nhất vào mùa xuân, bởi lẽ mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật cỏ cây.
Để hiểu hơn về các lễ hội truyền thống của dân tộc, cô và trò lớp 4E - trường Tiểu học Đức Giang đã giới thiệu cuốn sách “Lễ hội dân gian Việt Nam” của tác giả Vương Tuyển, do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc phát hành.
Cuốn sá !important;ch “Lễ hội dân gian Việt Nam”
Các bạn lớp 4E giới thiệu cuốn sách “Lễ hội dân gian Việt Nam ”
Múa hát trong các ngày lễ hội
Lễ hội đầu năm
  !important; Giữa tiết trời ấm áp, lòng người phơi phới rủ nhau trẩy hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Lễ hội Việt Nam không chỉ cuốn hút ở sự tưng bừng náo nhiệt mà còn bởi những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mú !important;a sư tử
  !important; Phần lễ diễn ra trang nghiêm tôn kính thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái các vị anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân với nước. Phần lễ gồm các hoạt động rước nước, mộc dục và tế... Còn phần hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Rất nhiều lễ hội truyền thống của Việt Nam như: Lễ hội chùa Hương được tổ chức tại chùa Hương - hay còn gọi là động Hương Sơn - thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, diễn ra từ ngày 6 tháng giêng kéo dài cho hết tháng 3 âm lịch.
Lễ hội chùa Hương
  !important; Nếu không có điều kiện đến với Lễ hội Chùa Hương, du khách có thể đến với Lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - Hà Nội, nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 âm lịch.
Thánh Gióng ra trận
  !important; Nếu ai yêu thích văn nghệ thì ngày 13 tháng giêng có thể đến với Lễ hội Lim ở đồi Lim huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đây là nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu là người sáng lập tục hát Quan họ.
  !important;
Hát quan họ trong ngày Hội Lim
  !important; Còn rất nhiều lễ hội chờ đón các bạn nhỏ trường Tiểu học Đức Giang khám phá. Thư viện trường Tiểu học Đức Giang luôn mở cửa chào các bạn nhỏ tìm đọc ấn phẩm “Lễ Hội Dân Gian Việt Nam” để tìm hiểu về các lễ hội dân gian. Từ đó chúng ta thấy Lễ hội như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, nuôi dưỡng đời sống tinh thần con người Việt. Lễ hội là hoạt động mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của quê hương đất nước và ta càng thêm yêu, trân trọng và giữ gìn những phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Khép lại chương trình trực tuần, các bạn nhỏ lớp 4E kính chúc quý thầy cô và các bạn trường Tiểu học Đức Giang một năm mới An khang - Thịnh vượng - Vạn sự như ý!