!important; Đọc sách là việc làm vô cùng ý nghĩa. Qua việc đọc sách chúng ta tìm hiểu được rất nhiều kiến thức, nhiều điều thú vị trong cuộc sống.
Để mang theo niềm say mê đọc sách đến với quý thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Đức Giang, sáng thứ hai 5/12/2022, cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh lớp 4A đã giới thiệu cho bạn đọc cuốn sách “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” của nhà xuất bản Hội Nhà Văn qua tiểu phẩm “Sống mãi tuổi 20”.
  !important;
Cuốn sá !important;ch “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”
Cá !important;c bạn lớp 4A giới thiệu cuốn sách “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”
  !important; Trong thời kì chống đế quốc Mĩ xâm lược, lớp lớp thanh niên Việt Nam nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đã xếp lại bút nghiên để vào Nam chiến đấu.
Thanh niên Việt Nam tình nguyện vào Nam chiến đấu
  !important; Trong dòng người hành quân hối hả, đầy nhiệt huyết của tuổi 20 ấy có một người con gái rất đặc biệt, đó là bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Đặng Thùy Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức, chị tốt nghiệp loại ưu trường đại học Y khoa Hà Nội. Ngay lúc đó chị có thể chọn cho mình một công việc tại bệnh viện lớn ở Hà Nội nhưng với lí tưởng sống cao đẹp, chị đã viết đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu.
“ Đặng Thùy Trâm cô sinh viên bé nhỏ
Khi ra trường không ở lại quê hương
Mà nghe theo tiếng gọi của chiến trường
Làm bác sĩ ở giữa nơi khói lửa.”
Đặng Thùy Trâm đã viết đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu
Đặng Thùy Trâm cùng đồng đội tại Ba Tơ – Quảng Ngãi
  !important; Sau ba tháng hành quân, chị đến Quảng Ngãi và được phân công phụ trách bệnh viện quân y địa phương huyện Phổ Đức. Chị đã lăn xả cứu chữa, chăm sóc thương bệnh binh, tổ chức di chuyển thương binh.
Chị đã lăn xả cứu chữa, chăm sóc thương bệnh binh
  !important; Sống trong sự khốc liệt của bom đạn chiến trường, nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, chị đã kiên cường bám trụ nhiều năm vừa cứu chữa thương binh vừa chiến đấu bảo vệ bệnh viện.
Và rồi trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ trở về đồng bằng, chị đã bị địch phục kích và hi sinh anh dũng vào ngày 22/6/1970. Cuốn nhật kí chấm dứt vào 20/6/1970 trước hai ngày chị hi sinh.
Chị đã hi sinh anh dũng vào ngày 22/6/1970
  !important; Sau khi chị mất, cuốn nhật kí vô tình rơi vào tay một người lính Mĩ, người lính đã quyết định không đốt bởi 1 thông dịch viên người Việt Nam nói rằng: “Đừng đốt cuốn sách này, bản thân trong nó đã có lửa”. Và sau hơn 3 thập kỉ lưu lạc, nó đã trở về với gia đình chị trong sự xúc động nghẹn ngào. Chị Trâm đã hi sinh nhưng chị còn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Lí tưởng, khát vọng của chị đã được lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam viết tiếp thật hào hùng.
Phần cuối của tiểu phẩm, cô và trò lớp 4A thể hiện qua tiết mục nhảy “Việt Nam sẽ chiến thắng”
Tiết mục nhảy “Việt Nam sẽ chiến thắng”
Chị Trâ !important;m đã hi sinh nhưng chị còn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam
  !important; Hy vọng cuốn sách là món quà ý nghĩa giúp các bạn hiểu thêm về truyền thống anh dũng của thanh niên Việt Nam. Từ đó, cố gắng học tập thật tốt để trở thành những đội viên ưu tú, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh chúng ta. Cuốn sá !important;ch Nhật kí Đặng Thùy Trâm hiện có ở Thư viện trường Tiểu học Đức Giang, các bạn hãy tìm đọc nhé!