!important; Ngày 29/10/2020 vừa qua cô giáo Hoàng Thị Mai Quỳnh thay mặt cho giáo viên khối 1 trường Tiểu học Đức Giang đã thực hiện thành công chuyên đề Tiếng Việt cấp Quận. Về dự chuyên đề có đông đủ các đồng chí là lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên, các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu và đại diện giáo viên dạy lớp 1 trong toàn quận.
Mục đích của chuyên đề Tiếng Việt lần này là thống nhất quy trình dạy học Tiếng Việt theo định hướng đánh giá năng lực của học sinh (đánh giá theo thông tư số : 27/2020/TT-BGDĐT), tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho giáo viên khi tham gia giảng dạy Tiếng Việt lớp 1.
Chuyên đề có 2 phần chính như sau:
PHẦN 1: Triển khai dạy 2 tiết Tiếng Việt bài 34: am, ăm, âm.
Ở tiết 1, cũng giống như các tiết học khác, cô Quỳnh cho các con ôn lại bài cũ với hình thức đọc lại các từ, đoạn văn chứa vần các con đã học hôm trước. Việc làm này vừa giúp các con nhớ lại kiến thức đã học vừa giúp cô giáo nắm bắt chắc hơn tình hình học tập của học sinh trong lớp.
Việc đầu tiên khi học bài mới là cô giáo cho học sinh quan sát tranh trong SGK, rồi từ câu hỏi gợi mở của cô mà học sinh có thể khám phá ra vần mới sẽ học trong bài. Sau đó cô Quỳnh cho các bạn thực hành ghép vần mới thứ nhất (am) bằng bộ chữ thực hành Tiếng Việt. Đây là việc làm vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh nắm chắc cấu tạo của vần mới. Từ thao tác ghép vần, các con sẽ biết vần đó gồm mấy âm ghép lại, âm nào đứng trước âm nào đứng sau, từ đó các con dễ dàng phân tích được cấu tạo của vần mới và biết cách đánh vần, đọc vần mới. Sau khi học xong vần mới thứ nhất, cô giáo giới thiệu tiếp 2 vần mới tiếp theo (vần ăm và vần âm). Rồi cô cho các bạn tự so sánh sự giống nhau và khác nhau của 3 vần am, ăm, âm, sau đó các con được đánh vần và luyện đọc cả 3 vần mới.
Khi học sinh đã đọc được cả 3 vần mới, cô Quỳnh tiếp tục cho các con làm quen với các tiếng chứa vần am, ăm, âm để các con luyện đọc. Khi dạy đến phần từ mới, cô giáo cho các bạn tự phát hiện tiếng chứa vần mới ở từng từ rồi mới luyện đọc. Bên cạnh việc giúp học sinh luyện đọc tiếng, từ chứa vần mới học cô giáo còn giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ đó với nhiều hình thức khác nhau như: giải thích cho học sinh bằng hình ảnh, bằng vật thật hay bằng âm thanh sống động. Bên cạnh đó cô giáo cũng khéo léo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như tích cực uống nước cam để tăng cường sức khỏe và phòng tránh dịch bệnh, hoặc không sử dụng tăm …Việc làm này của cô giáo đã giúp không khí lớp học sôi nổi mà học sinh cũng hào hứng hơn khi tham gia vào các hoạt động tiếp theo.
Một trong những nội dung không thể thiếu trong tiết học thứ nhất đó là tập viết chữ ghi vần, tiếng mới. Ở hoạt động này, cô Quỳnh đã cho học sinh tự phát hiện nét nối từ chữ a sang chữ m giống với nét nối nào con đã biết. Việc làm này của cô giáo đã giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào bài hôm nay. Chính vì thế mà các bạn học sinh lớp 1E đã viết khá nhanh và đẹp những chữ trong bài.
Kết thúc tiết 1 cô giáo củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh bằng cách cho các con nhắc lại tên vần vừa học và tìm thêm tiếng, từ chứa vần am, ăm, âm. Lúc này học sinh được tự do tìm và nêu tiếng, từ có vần con vừa học.
Sang tiết 2, việc đầu tiên cô Quỳnh làm là hướng dẫn học sinh viết bài vào vở tập viết. Ở hoạt động này, học sinh được nêu lại độ cao của từng chữ trong bài cũng như khoảng cách giữa các chữ trước khi thực hành viết, cô cũng đưa bài mẫu lên cả cả lớp cùng quan sát và viết theo nên học sinh không bị lúng túng khi trình bày bài. Trong quá trình các con viết, cô giáo luôn bao quát và giúp đỡ các bạn viết chậm nên cả lớp đều hoàn thành hết nội dung bài viết đúng thời gian quy định.
Bài viết mẫu cho học sinh tham khảo.
  !important; Nội dung tiếp theo của tiết 2 là phần luyện đọc đoạn văn ứng dụng. Trước khi đọc đoạn, học sinh được quan sát tranh, nêu nội dung tranh, tìm tiếng có vần am, ăm, âm và luyện đọc các tiếng đó. Sau đó cô giáo tiếp tục cho học sinh luyện đọc từ chứa tiếng có vần am, ăm, âm. Vừa hướng dẫn học sinh đọc từ chứa vần mới, cô giáo vừa giảng từ khó cho học sinh hiểu nghĩa của từ (râm ran). Tiếp theo học sinh được đọc nhẩm cả đoạn văn, phát hiện xem đoạn văn này có mấy câu và luyện đọc từng câu. Cô giáo cũng không quên hướng dẫn học sinh cách đọc đúng từng câu, đọc đúng cả đoạn. Khi học sinh đọc được đoạn văn này cũng là lúc cô Quỳnh cho học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng các câu hỏi gợi mở. Trả lời xong các câu hỏi của cô thì các con cũng nắm được nội dung của đoạn văn. Đây chính là tiền đề cho phân môn Tập đọc của học kì 2.
Slide cô !important; hướng dần học sinh cách đọc đúng từng câu, cả đoạn văn.
  !important; Một trong những kĩ năng không thể thiếu trong tiết Tiếng Việt là rèn kĩ năng nói cho học sinh. Ở hoạt động này, cô giáo đã xây dựng video về thế giáo của các con vật cho học sinh theo dõi. Với video có lồng tiếng vừa giúp học sinh hiểu thêm về các loài vật và môi trường sống của chúng vừa giúp giáo viên không phải giảng giải nhiều. Quả là một thành công của cô Quỳnh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Thông qua hoạt động luyện nói không những kĩ năng nói của học sinh được nâng cao mà các con còn được tìm hiểu về các loài vật và môi trường sống của chúng. Qua hoạt động này, học sinh cũng biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật xung quanh.
Hì !important;nh ảnh được cắt trong video luyện nói.
  !important; Kết thúc tiết 2, học sinh được mở rộng vốn từ bằng việc tìm từ có tiếng chứa vần am, ăm, âm rồi từ đó các con tự phát triển thành câu. Việc làm này của cô giáo đã giúp học sinh phát triển được tư duy ngôn ngữ của mình.
Hi vọng với nhiệt huyết sẵn có, với trình độ chuyên vững vàng, với sức trẻ và khả năng vượt trội về công nghệ thông tin, cô và trò trường Tiểu học Đức Giang nói riêng, Giáo viên khối 1 quận Long Biên nói chung sẽ thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
PHẦN 2: THẢO LUẬN
Kết thúc 2 tiết Tiếng Việt bài 34: am, ăm, âm là lúc các thầy cô giáo thảo luận, đóng góp ý kiến sau khi dự giờ. Ý kiến của các trường trong quận đều nhất trí cao với quy trình dạy học mà cô Quỳnh đã thể hiện. Bên cạnh đó cũng có ý kiến nhỏ về việc hướng dẫn học sinh đọc bài trong sách giáo khoa như thế nào cho thống nhất.
Sau khi nghe hết ý kiến của đại diện các trường trong quận, đồng chí Nguyễn Thị Hằng – Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Long Biên phát biểu ý kiến chỉ đạo chung:
- Tiết 1: Ôn bài cũ có thể không cần viết bảng con.
Phần hướng dẫn viết bảng có thể cho học sinh xem video chữ viết để các con nắm rõ quy trình viết, nét nối…
- Tiết 2: Cho học sinh viết luôn bài vào vở cho liền mạch viết (không nhất thiết phải đọc lại nội dung bài của tiết 1).
Với bài có 2 vần thì dạy trong 2 tiết theo phân phối chương trình.
Với bài học 3 - 4 vần thì phần viết bảng có thể chuyển sang tiết 2, phần viết vở tập viết có thể chuyển sang tiết Tiếng Việt thứ 11, 12 trong tuần ( thống nhất trong tổ chuyên môn).
Phần luyện nói: Gợi ý cho học sinh nói theo tranh rồi nói thoát li tranh.
Các cô giáo thảo luận sau khi dự giờ.
Cô Nguyễn Thị Hằng - Phó trưởng PGD Quận Long Biên phát biểu chỉ đạo sau chuyên đề.