!important; Thực hiện công văn số 2242/SGDĐT – GDPT v/v tập huấn trực tuyến bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK lớp 1 năm học 2020 – 2021, hoà chung không khí phấn khởi của giáo viên cả nước đang tập trung cho đợt tập huấn thay sách giáo khoa theo CTGD phổ thông 2018, sáng thứ hai ngày 27.7.2020, giáo viên mĩ thuật trường Tiểu học Đức Giang đã được tham gia buổi tập huấn trực tuyến bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa mĩ thuật của bộ sách Tri thức kết nối cuộc sống.
Với thái độ làm việc nghiêm túc, giáo viên mĩ thuật các nhà trường đã tiếp thu được những điểm mới và nổi bật của bộ sách Tri thức kết nối cuộc sống. Để nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về tài liệu giảng dạy, xây dựng kế hoạch, nội dung giảng dạy…02 đồng chí giáo viên mĩ thuật của nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhóm mĩ thuật nhằm nghiên cứu sách giáo khoa mĩ thuật chương trình GDPT 2018.
Đón nhận bộ sách mới, với tâm thế hào hứng và phấn khởi, giáo viên mĩ thuật cùng nhận xét về những ưu điểm nổi bật, những điểm còn tồn tại của bộ sách, cùng xem video tiết dạy tham khảo của bộ sách với 02 video: Chủ đề 5 – Màu cơ bản trong mĩ thuật và chủ đề 7: Hoa quả. Đúng như tên gọi của bộ sách “Tri thức kết nối cuộc sống”, nội dung các bài học trong cuốn sách có kiến thức kết nối chặt chẽ với tri thức cuộc sống, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, chính vì vậy, giáo viên sẽ bám sát để khai thác tốt nội dung cuốn sách, từ việc chia các tiết học, phân bố các phần, phương pháp giảng dạy, hình ảnh minh hoạ…cho phù hợp với nội dung, lứa tuổi học sinh.
Cuốn sách mĩ thuật 1 của bộ Tri thức kết nối cuộc sống với cách xây dựng các hình ảnh minh hoạ sát với từng chủ đề, màu sắc sinh động phù hợp lứa tuổi học sinh lớp 1, các hình ảnh minh hoạ cho hoạt động “Thể hiện” khá trực quan, dễ hiểu, gần gũi với những hình ảnh có trong đời sống, thứ tự các chủ đề sắp xếp khoa học, thuận theo sự phát triển tư duy nhận thức của từng học sinh. Với những ưu điểm rõ nét của bộ sách, giáo viên mĩ thuật trong nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu và thống nhất các nội dung, kế hoạch dạy học…Làm sao phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, học sinh của địa phương nơi mình công tác.
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một thách thức mới, sự đổi mới và quá trình đi lên của một nền giáo dục, điều đó đòi hỏi người giáo viên cần tự cố gắng học hỏi, đổi mới mình để phù hợp với nền giáo dục đi lên của đất nước. Những buổi sinh hoạt chuyên môn với sự trao đổi suy nghĩ, kinh nghiệm của mỗi người giáo viên sẽ là vô cùng cần thiết trong công cuộc tiếp tục đi ươm những mầm xanh cho Tổ Quốc.