!important; Trong chương trình giáo dục Tiểu học môn Tự nhiên và Xã hội cùng với các môn học khác có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong đó, kiến thức khoa học tự nhiên nhiều hơn so với kiên thức khoa học xã hội. Vì vậy môn Tự nhiên và Xã hội là môn học có tầm quan trọng trong sự đổi mới giáo dục. Đó là việc coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của học sinh.
Để đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục, chương trình giáo dục Tiểu học đã thực hiện đổi mới sách giáo khoa. Năm học 2021 -2022 là năm học đầu tiên giáo viên khối 2 áp dụng sách chương trình 2018 vào giảng dạy. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.
Đặc biệt trong thời kì dịch bệnh, học sinh tham gia học online trong thời gian dài. Giáo viên càng cần phải tích cực tìm kiếm những phương pháp giảng dạy kết hợp công nghệ thông tin, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú và cung cấp cho HS những kiến thức bổ ích trong giai đoạn HS học online. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tuần 24, tổ 2 đã chọn môn Tự nhiên và Xã hội– Bài: “Tìm hiểu cơ quan hô hấp (Tiết 1)” để nghiên cứu chuyên sâu và áp dụng vào dạy trực tuyến ở các lớp.
Khi xây dựng bài học, cả tổ đã thể hiện rõ đặc trưng và nhiệm vụ của môn Tự nhiên và Xã hội. Các phương pháp dạy và công nghệ thông tin mới được giáo viên trong tổ áp dụng trong bài học, tạo được hứng thú trong học tập đối với các bạn học sinh. Trong cả tiết học, học sinh tích cực làm việc, sôi nổi, giúp học sinh thể hiện sự tự tin, chủ động tiếp thu kiến thức mới. Sau đâu là các hoạt động trong tiết dạy:
1. Hoạt động Khởi động:
Cả lớp hát theo giai điệu của bài hát: Tập thể dục buổi sáng.
GV đưa câu hỏi: Bạn nhỏ đã thực hiện động tác nào đầu tiên?
HÌNH ẢNH HS KHỞI ĐỘNG
2. Hoạt động Hì !important;nh thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của ơ quan hô hấp.
HS dựa vào hiểu biết, quan sát hình dự đoán các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Xem video để nắm được các bộ phận chính của cơ quan hô hấp.
HÌNH ẢNH HS THAO TÁC TRÊN MÁY TÍNH ĐÁNH TÊN
CÁ !important;C BỘ PHẬN CỦA CƠ QUAN HÔ HẤP
Hoạt động 2: Đường đi của khô !important;ng khí khi hít vào thở ra.
HS thực hành hít vào thở ra.
HS nếu sự thay đổi của lồng ngực.
+ Hít vào: Ngực phồng lên – do có không khí.
+ Thở ra: Ngực xẹp xuống – do hết không khí.
HS quan sát mô hình, xem video và chỉ đường đi của không khí.
HÌNH ẢNH HS THỰC HÀNH HÍT THỞ
HS nê !important;u đường đi của không khí khi hít vào và thở ra.
Hoạt động 3: Chức năng của cơ quan hô !important; hấp.
HS thực hành, nín thở và nêu cảm nhận của mình.- Khó chịụ, tức ngực..
Nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động thì cơ thể của chúng ta sẽ ra sao?- Sẽ ngừng thở, dẫn đến tử vong.
Vậy cơ quan hô hấp có chức năng gì?- Duy trì sự sống – Đây là chức năng quan trọng nhất của cơ quan hô hấp.
HÌNH ẢNH HS THỰC HÀNH NÍN THỞ
3. Hoạt động Vận dụng &ndash !important; trải nghiệm
Xem video về hít thở đúng cách.
Thực hành hít thở bằng bụng.
HÌNH ẢNH HS THỰC HÀNH THỞ BẰNG BỤNG
4. Định hướng cho tiết học sau.
Xem video cá !important;ch làm mô hình cơ quan hô hấp.
  !important; Sau tiết dạy, các cô giáo trong tổ đã rút kinh nghiệm tiết dạy trong buổi sinh hoạt chuyên môn tuần 26. Những vấn đề cần tháo gỡ trong quá trình dạy cụ thể ở từng lớp đều được GV trong tổ đưa ra và rút kinh nghiệm.
Kính chúc các thầy cô và các em học sinh có thật nhiều giờ học hiệu quả và thú vị!