!important; Hòa với không khí ấm áp của những ngày đầu xuân Tân Sửu, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2020 – 2021 và lập thành tích mừng xuân mới, chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thầy và trò trường Tiểu học Đức Giang tưng bừng hưởng ứng đợt thi đua "Hội giảng mùa xuân" .
Nối tiếp thành công của kì Thi giáo viên Giỏi cấp trường chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tháng 11/2020, trong học kỳ II này, trường Tiểu học Đức Giang tiếp tục tổ chức Hội giảng đợt II dành cho các thầy cô giáo. Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên. Hội giảng đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường; khuyến khích các giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Thông qua các mùa Hội giảng, các thầy cô có thêm những cơ hội tuyệt vời để học hỏi, đào sâu chuyên môn, đồng thời các em học sinh cũng vô cùng hứng thú, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá những chân trời mới.
Hòa chung với phong trào Hội giảng mùa xuân, cô giáo Nguyễn Thị Kim Nhung - đại diện cho giáo viên Tổ 5, trường Tiểu học Đức Giang đã tham dự hội giảng với bài dạy:
Khoa học: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa vào ngày 11 tháng 3 năm 2021.
  !important; Ngay sau phần khởi động ấn tượng, vui nhộn của các em học sinh lớp 5C, giáo viên tổ chức cho học sinh của lớp đến với các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận biết cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Ở hoạt động này học sinh được quan sát tranh ảnh và hoa tươi do giáo viên và học sinh chuẩn bị cho tiết học để giúp các em nhận ra được cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
HÌNH ẢNH HỌC SINH QUAN SÁT HOA NÊU CẤU TẠO CỦA BÔNG HOA
  !important; Hoạt động 2: Phân biệt nhị và nhụy (hoa đực và hoa cái)
Ở hoạt động này, cô giáo cho học sinh xem hình ảnh và video về loài hoa có cả nhị và nhụy (hoa lưỡng tính) và hoa chỉ có nhị ( hoa đực) hoặc nhụy ( hoa cái) ( hoa đơn tính) . Đặc biệt để phát hiện nhị và nhụy cô giáo đã sử dụng phần mềm Active với chức năng mực thần kì để các em soi được nhị và nhụy của hoa. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp các em rất hứng thú với tiết học. Sau khi học sinh phân biệt được nhị và nhụy cô giáo hướng dẫn học sinh phân biệt hoa đực và hoa cái từ những bông hoa bí, hoa mướp mà cô trò đã chuẩn bị cho tiết học, nhiều học sinh được tương tác trên những bông hoa thật.
HÌNH ẢNH CÁC EM NÊU CÁCH PHÂN BIỆT HOA MƯỚP ĐỰC VÀ HOA MƯỚP CÁI
HÌNH ẢNH CÁC EM NÊU CÁCH PHÂN BIỆT BÔNG HOA BÍ NGÔ ĐỰC VÀ BÔNG HOA BÍ NGÔ CÁI
  !important; Thực hành tìm hoa lưỡng tính và hoa đơn tính: Cô giáo tổ chức cho cho học sinh học kĩ thuật dạy học mới sau khi học sinh thảo luận nhóm các con chữa bài qua hình thức phòng tranh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Khi chia sẻ kết quả thảo luận, học sinh điều hành các nhóm cùng chia sẻ trước lớp, các con mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của nhóm mình và quan sát lắng nghe ý kiến nhóm bạn, sôi nổi hào hứng bổ sung kiến thức cho nhau.
HÌNH ẢNH HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM PHÂN BIỆT HOA LƯỠNG TÍNH VÀ HOA ĐƠN TÍNH
HÌNH ẢNH HỌC SINH CHIA SẺ KẾT QUẢ THẢO LUẬN (KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÒNG TRANH)
  !important; Hoạt động 3. Tìm hiểu về hoa lưỡng tính
Ở hoạt động này cô giáo cho học sinh tiếp cận phương pháp dạy học bàn tay nặn bột quan sát trên hoa thật (hoa ly, hoa bưởi) để tìm hiểu cấu tạo của nhị và nhụy hoa.
HÌNH ẢNH HỌC SINH TRÌNH BÀY CÂU HỎI ĐỀ XUẤT VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
HÌNH ẢNH HỌC SINH BÁO CÁO SAU KHI TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
  !important; Cuối cùng là trò chơi “tiếp sức” củng cố tiết học:
Thông qua bài học, học sinh đã được tiếp cận với rất những kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp, hình thức dạy học đổi mới. Từ đó, không chỉ có hứng thú với môn học, mà thật sự các con đã trở thành "trung tâm" của tiết học. Các con có thể tự mình thể hiện hết những năng lực của bản thân: Thuyết trình, sưu tầm, tự giải quyết vấn đề, hợp tác...
Tiết học diễn ra một cách sôi nổi và hấp dẫn. Các bạn học sinh được chủ động tham gia vào các hoạt động do cô giáo tổ chức. Các con làm việc nhóm, trình bày những hiểu biết của mình về nội dung bài học, trải nghiệm thực tế trong tiết dạy, được tương tác cùng cô giáo và các bạn trên màn hình bài giảng điện tử. Ngoài ra, học sinh còn được giáo dục ý thức yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường, có nhu cầu trang bị kiến thức thực tế để phục vụ bài học... trong các hoạt động của tiết học.
Có thể nói, tiết học Khoa học đã diễn ra hiệu quả. Qua tiết học cô giáo đã giúp học sinh củng cố, khắc sâu và mở rộng được rất nhiều kiến thức bổ ích.
Với lòng yêu nghề của tập thể cán bộ giáo viên, tinh thần hăng say chủ động của học trò, thầy và trò nhà trường sẽ cùng xây đắp lên một mái trường Tiểu học Đức Giang với nhiều thành tích rực rỡ. Chúc kì hội giảng của các thầy cô gặt hái được nhiều thành công!