Đối với các em học sinh lớp 5, mỗi giờ Địa lí là mỗi giờ các em được khám phá, du lịch tới các miền đất trên mọi miền thế giới đầy hứng khởi. Đến với bài học về Châu Phi- châu lục có nhiều đặc điểm tự nhiên thật đặc biệt, học sinh được đến với nhiều hoạt động trong tiết học để tự mình tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
Hoạt động 1: Trò chơi “ Truyền điện”
Thi nói tên các châu lục trên thế giới với sự điều hành của lớp trưởng. Qua phần trò chơi, học sinh được vui mà học, nhớ tên các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí địa lí giới hạn
Ở hoạt động này HS được quan sát và xác định được vị trí của châu Phi trên quả địa cầu cũng như trên bản đổ thế giới. Sau khi đã xác định được vị trí, học sinh sẽ tiến hành thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút để tìm hiểu rõ hơn vị trí địa lí, giới hạn của châu lục này
Học sinh lên chỉ xác định vị trí của châu Phi trên bản đồ. Các em đã được hình thành kĩ năng đọc bản đồ với các bước: Đọc bảng chú giải, tìm các yếu tố trên lược đồ, chỉ các yếu tố trên lược đồ theo yêu cầu. Chú ý cách chỉ khu vực, chỉ núi, và chỉ sông. Các em cũng đã có kĩ năng vừa chỉ vừa kết hợp miêu tả đối tượng.
Ở hoạt động này, các em được mở rộng kiến thức về đường chí tuyến, hiện tượng ngày đêm dài ngắn trên Trái Đất. Đây là nội dung gắn liền với thực tế nên học sinh rất hào hứng trao đổi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên
Phần này HS sẽ dựa vào màu sắc thể hiện trong lược đồ trong SGK nêu lên nhận xét về địa hình của châu Phi dựa vào màu sắc trên lược đồ.
Tiếp đó, dựa vào hình ảnh bồn địa, HS quan sát và trả lời khái niệm bồn địa
HS thảo luận nhóm 4 trong vòng 4 phút trả lời các câu hỏi sau:
Sau khi trao đổicác em có thể tự trả lời được: vì sao khí hậu châu Phi lại nóng và khô bậc nhất thế giới? Đó là do Châu Phi nằm trong vành đai nhiệt đới nóng quanh năm; diện tích rộng lớn, không có biển ăn sâu vào đất liền nên hơi nước từ biển thổi vào đất liền yếu.
Để củng cố và hiểu thêm mối quan hệ giữa các yêu tố tự nhiên đến khí hậu của châu Phi, các em còn được sử dụng gói bài tập E-learning ở phần này
Để hạ chế được việc các em lúng túng trong thao tác sử dụng máy tính để làm bài tập; không phù hợp trong phạm vi cả lớp, các em đã được thảo luận nhóm, đưa đáp án rồi nhóm có đáp án đúng lên làm trên máy. Như vậy các em được thay đổi hình thức rất hứng thú, bài tập có tác dụng với cả lớp.
Tiếp theo, để hiểu được đặc điểm cảnh quan thiên nhiên châu Phi, các em đã được GV cung cấp thêm thông tin thông qua một đoạn clip
Hoang mạc Sa-ha-ra
Xavan
Rừng rậm nhiệt đới
Sau khi xem đoạn clip xong, HS sẽ tiếp tục tham gia một bài tập E-learing để củng cố kiến thức về cảnh quan thiên nhiên ở châu lục này
Cuối cùng, trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch dã giúp cho các em được thay đổi hình thức học. Các em lên đóng vai là hướng dẫn viên giới thiệu những cảnh quan, đặc diểm nổi bật của nơi nào đó ở châu Phi mà em tìm hiểu.
Hoạt động này kích thích sự ham hiểu biết, thích sưu tầm thông tin mở rộng hiểu biết cho các em. Các em rất hứng thú nghe, bạn Hướng dẫn viên rất hăng hái trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
Các em được thực hiện một trò chơi mang tên ‘‘Đuổi hình bắt chữ’’.HS tham gia hào hứng và nhờ đó củng cố toàn bộ kiến thức trong bài đã học một cách nhẹ nhàng
HS sẽ lựa chọn, lật mở một ô bất kì trong 4 ô. Khi ô đó mở ra, HS sẽ phải trả lời một câu hỏi. Nếu trả lời đúng, sẽ lật mở được 1 phần của bức tranh ẩn giấu phía sau ; còn nếu trả lời sai, HS sẽ phải nhường quyền trả lời cho HS khác. Kết thúc giờ học, toàn bộ kiến thức trong bài được mô hình hóa dưới dạng một sơ đồ tư duy. Đây là hình thức để củng cố mối liên hệ giữa các yếu tố địa lí mà bất kì bài địa lí nào các em cũng được làm quen để nắm chắc kiến thức.
Có thể nói, chỉ trong 40' nhưng với các hình thức hoạt động học tập phong phú, gây hứng khởi và thôi thúc sự tìm tòi, khám phá kiến thức, học sinh lớp 5 đã được tham gia một chuyến du lịch Châu Phi đầy bổ ích và lí thú.