!important; Cứ sau hai tuần dạy học chị em giáo viên tổ 1 chúng tôi lại cùng nhau sinh hoạt chuyên môn nhằm bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hai tuần vừa qua và đề ra nhiệm vụ trong tâm trong hai tuần kế tiếp. Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên môn lần này, đồng chí tổ trưởng mời các thành viên trong tổ nêu những tồn tại, vướng mắc của lớp mình trong 2 tuần vừa qua. Tổng hợp ý kiến của cả tổ thì chúng tôi nhận thấy đa số các lớp đều có những tồn tại của môn Tiếng Việt như: Nét chữ của học sinh chưa tròn đều do các con học online quá dài, kĩ năng trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài chưa tốt. Còn một số học sinh chưa biết cách chọn lọc các ý trong bài đọc để trả lời câu hỏi của giáo viên. Bên canh việc chỉ ra những tồn tại của học sinh thì các cô giáo cũng đưa ra 1 số giải pháp khắc phục tồn tại như: tăng cường rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng trả lời câu hỏi cho học sinh trong các tiết học hàng ngày. Đặc biệt khi thấy học sinh nói, trả lời câu hỏi chưa thành câu thì giáo viên sửa sai ngay cho các con. Chúng tôi tin rằng cứ sửa lỗi hang ngày cho học sinh như vậy thì dần dần các con sẽ biết trả lời các câu hỏi đủ ý, thành câu.
Phần thứ hai của buổi họp, đồng chí Trần Thị Hằng – tổ trưởng chuyên môn tổ 1 chia sẻ những công tác trọng tâm trong 2 tuần kế tiếp như sau:
- Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình tuần 31,32.
- Ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh trước kì thi cuối năm
- Hướng dẫn học sinh làm quen với các dạng bài có trong bài kiểm tra cuối năm.
- Thống nhất nội dung ôn tập cuối năm như sau:
* Môn Toán:
- Số học: đọc số, so sánh số, thứ tự các só, điền sô, sắp xếp số theo thứ tự. Thực hiện các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Đơn vị đo thời gian: các ngày trong tuần, xem giờ đúng
- Đơn vị đo độ dài: xác định độ dài 1 vật bằng thước cm.
- Hình học không gian: các hình khối lập phương, hình hộp chữ nhật
- Giải toán có lời văn.
* Môn Tiếng Việt:
- Đọc: đọc thành tiếng (bài thơ, văn xuôi) và trả lời 1-2 câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Đọc hiểu: đọc thầm văn bản rồi làm các bài tập liên quan đến nội dung bài văn vừa đọc, xác định số câu trong bài văn, sắp xếp các từ thành câu…
- Viết: nghe viết (bài thơ ngắn hoặc một đoạn văn xuôi). Làm bài tập chính tả (điền vần, điền âm đầu, sửa lỗi sai, viết câu theo yêu cầu….
Đồng chí !important; TTCM trao đổi nội dung trọng tậm tuần 33,34
  !important; Một nội dung quan trọng nữa là chúng tôi cùng trao đổi về những bài khó trong tuần 33,34. Sau một hồi thảo luận, chúng tôi thấy trong tuần 33,34 có một số bài Tiếng Việt cần lưu ý như sau: Bài Lính cứu hỏa, Du lịch biển Việt Nam: Mục 6 hoàn thiện câu và viết câu vào vở, yêu cầu của mục 6 là học sinh phải tự hoàn thiện 2 câu và viết lại vào vở. Song thực tế vở Tập viết lại chỉ viết đủ 1 câu nên tổ thống nhất giải pháp là cho các con trình bày vào vở Hướng dẫn học.
Cả tổ cùng tập trung thảo luận bài khó tuần 33,34
  !important; Phần thứ ba chính là nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trọng tâm của buổi sinh hoạt này cả tổ chúng tôi cùng nhau tập trung trao đổi để tìm cách giúp học sinh lớp một làm quen với đề kiểm tra cuối năm cũng như xây dựng cho học sinh kĩ năng làm bài. Ở nội dung này cô giáo Hoàng Thị Mai Quỳnh – một cô giáo trẻ nhưng đầy nhiệt huyết đã chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm dạng toán điền số (trong phép trừ), đây là dạng bài mà khá nhiều học sinh còn nhầm lần khi làm bài.
Ví dụ: Điền số?
&hellip !important;…. – 12 = 24 |
  !important;67 - …… = 35 |
24 = &hellip !important;…. - 12 |
68 &ndash !important; 23 = 89 - …….. |
  !important; Ở phép tính đầu tiên, rất nhiều học sinh sẽ điền số 0 vào dấu chấm, còn phép tính thứ 2 các con sẽ điền số 12 như vậy kết quả là chưa đúng. Lúc này cô giáo nên hướng dẫn cho các con, muốn điền số đúng con cần nhẩm xem bao nhiêu trừ đi 12 để bằng 24 hoặc có thể lấy 24 cộng với 12 bằng bao nhiêu thì viết vào chỗ chấm. Với phép tính cuối cùng, nhiều học sinh sẽ lúng túng chưa biết làm cách nào để điền số vào chỗ chấm được. Cô giáo nên gợi ý cho các con làm từng bước một, đầu tiên tính xem 67 – 23 bằng bao nhiêu (45), sau đó tính tiếp xem 89 trừ đi bao nhiêu để cũng bằng 45. Làm như vậy thì học sinh sẽ dễ hiểu và có thể nhanh chóng làm được bài. Tiếp đó, cô giáo Hoàng Thị Kiều chia sẻ kinh nghiệm xây dựng kĩ năng viết câu và sắp xếp các từ thành câu cúng như quy tắc chính tả khi viết câu cho học sinh. Cuối cùng là phần ý kiến, kiến nghị đề xuất của các cô giáo trong tổ. Ý kiến của các cô giáo xoay quanh việc mong muốn chuyển nội dung tuần 32 xuống và đẩy nội dung bài học tuần 35 lên để các con có nhiều thời gian ôn tập hơn.
Đây chính là một buổi sinh hoạt chuyên môn rất đặc biệt, nó khác hẳn với những buổi sinh hoạt chuyên môn định kì trong từng tháng vì có thêm phần nội dung ôn tập cuối năm. Nhưng cũng chính nhờ có buổi sinh hoạt chuyên môn như thế này mà các cô giáo tổ 1 có thêm những kinh nghiệm quý báu để có thể củng cố, nâng cao kĩ năng làm bài cho các con nhất là khi con đã học online trong khoảng thời gian dài.
Kết thúc buổi họp các cô đều rất vui mừng vì đã ít nhiều có được những kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục cho học sinh. Chúng tôi hi vọng rằng với sự tâm huyết của các cô giáo, sự chăm chỉ học hành của học sinh và sự quan tâm kèm cặp thêm của các bậc phụ huynh học sinh thì kết quả học tập của các con vẫn được đảm bảo dù con có học online một thời gian dài đi nữa.